Quy Định Về Thời Gian Bù Giờ Chuẩn Trong Bóng Đá

Quy định về thời gian bù giờ

Quy định về thời gian bù giờ trong bóng đá là điều mà chúng ta chưa hiểu được rõ ràng. Có lúc thì thấy rất ít, nhưng cũng xảy ra trường hợp kéo dài ngang một hiệp phụ. Cakhiatv sẽ mang tới câu trả lời rõ ràng về vấn đề này cho các bạn.

Thời gian bù giờ là gì?

Trong tiếng Anh, quãng này được gọi là Stoppage Time hoặc Injury Time. Các bạn cần chú ý để không nhầm lẫn với Extra Time vì đó là hiệp phụ. Đây là khoảng thời gian được cộng thêm vào cuối mỗi hiệp ngoài 45 phút thi đấu chính thức. Mục đích của điều này là bù lại những giây phút đã bị gián đoạn trong hiệp đấu vì nhiều yếu tố.

Về cơ bản, theo quy định về thời gian bù giờ, bóng chết bao nhiêu lâu thì sau đó sẽ được bù lại như vậy. Mục đích là đảm bảo trận đấu được diễn ra theo đúng khoảng quy định. Tuy nhiên, trước giờ ai xem bóng đá cũng đều nhận ra rằng điều này chỉ là tương đối. Khoảng thời gian này không bao giờ bù lại đủ những tình huống khiến quá trình thi đấu phải tạm dừng.

Mục đích cộng thêm giờ là để bù lại giây phút bị lãng phí
Mục đích cộng thêm giờ là để bù lại giây phút bị lãng phí

Quy định về thời gian bù giờ đúng theo luật

Trọng tài thứ tư (trọng tài bàn) là người theo dõi và quyết định khoảng thời gian bù giờ. Vào cuối mỗi hiệp đấu, trọng tài chính sẽ liên lạc để xác nhận số phút được cộng thêm. Sau đó, trọng tài thứ tư bước ra đường biên và giơ bảng thông báo. Đây là hình ảnh đã quá quen thuộc trong mỗi trận bóng đá.

Yếu tố nào ảnh hưởng đến bù giờ?

Theo quy định về thời gian bù giờ, trọng tài sẽ phải bù lại giây phút đã bị lãng phí vì những lý do dưới đây:

  • Hai đội thực hiện thay đổi cầu thủ.
  • Chăm sóc và đưa cầu thủ gặp chấn thương rời sân.
  • Hành vi câu giờ.
  • Thực hiện án phạt (trọng tài rút thẻ phạt).
  • Khoảng thời gian ngừng theo đúng quy định của giải đấu. Chẳng hạn như thời gian nghỉ uống nước (không quá một phút) và cooling break (từ 90 giây cho đến 3 phút.
  • Thời gian dừng do kiểm tra và xem lại VAR.
  • Hành động ăn mừng bàn thắng.
  • Mọi nguyên nhân khác khiến trận đấu phải tạm dừng do tác nhân bên ngoài. Có thể lấy ví dụ như cổ động viên chạy vào sân, khán giả gây rối ném chai lọ xuống.
Xem thêm:  Manchester United - Thương Hiệu Toàn Cầu Vĩ Đại Của Anh

Quy định về thời gian bù giờ có được thay đổi không?

Theo quy định về thời gian bù giờ, chỉ được tăng thêm chứ không được giảm đi
Theo quy định về thời gian bù giờ, chỉ được tăng thêm chứ không được giảm đi

Trọng tài thứ tư là người chỉ định thời gian bù giờ, còn trọng tài chính toàn quyền quyết định. Vị vua áo đen này có thể tăng thêm thời gian bù giờ nhưng không được phép giảm đi. Nếu như trong hiệp một có lỗi tính nhầm bù giờ thì cũng không được thay đổi số phút cộng thêm của hiệp hai.

Trong vài trường hợp cụ thể nào đó, thời gian bù giờ có thể kéo dài thêm. Chẳng hạn như lúc đó có bàn thắng dẫn đến ăn mừng, chấn thương nằm sân hay tranh cãi. Số phút cộng thêm là bao nhiêu thì đều do trọng tài chính quyết định.

Khi vẫn còn tình huống mà thời gian bù giờ hết thì trọng tài cũng không được cho kết thúc ngay. Ví dụ như bóng đang trong tình huống nguy hiểm hoặc có phạt cố định. Thường thì các trọng tài sẽ cho tiếp tục hết tình huống đó xong mới thổi. Tuy nhiên, cách xử lý còn tùy vào từng người cầm còi cụ thể.

Quy định về thời gian bù giờ trong hiệp phụ

Đối với những trận đấu loại trực tiếp, nếu phải kéo dài đến hiệp phụ thì cũng có bù giờ. Tất nhiên là so với hai hiệp chính thì quãng thời gian này không thể nhiều bằng được. Thường hiệp phụ thứ nhất chỉ được bù khoảng 1 phút, còn thứ hai khoảng 3 phút. Mọi quy tắc tương tự như hai hiệp chính đều được áp dụng ở đây.

Quy định về thời gian bù giờ kiểu FIFA

Có nhiều cầu thủ đã than phiền về quy định về thời gian bù giờ kiểu FIFA
Có nhiều cầu thủ đã than phiền về quy định về thời gian bù giờ kiểu FIFA

Chắc chúng ta vẫn còn nhớ cảm giác bất ngờ khi thấy thời gian cộng thêm ở World Cup 2022. Các đội đều phải đá thêm hơn 10 phút, có khi còn như chơi cả một hiệp phụ. Sau đó, Premier League cũng đã “bắt chước” ở quãng thời gian đầu mùa bóng 2023/24. Tuy nhiên, khi vấp phải quá nhiều sự phản đối, Ban Tổ chức đã buộc phải bỏ cách tính giờ này đi.

Xem thêm:  Bóng Đá 5 Người - Sân Chơi Hấp Dẫn Cho Mọi Lứa Tuổi

Hiện nay, một số giải đấu cấp đội tuyển vẫn đang áp dụng cách bù giờ kiểu này. Về nguyên tắc, trọng tài chính được yêu cầu tính tỉ mỉ và đầy đủ hơn về thời gian bị lãng phí. Ngoài các yếu tố chính kể trên, thời gian delay khi set-up đá phạt cố định, hay chần chừ khi ném biên cũng được tính đến. Khoảnh khắc ăn mừng bàn thắng cũng bị “soi” rất kỹ lưỡng.

Cách quy định về thời gian bù giờ kiểu FIFA cũng có điểm hay. Đó là đảm bảo đủ thời lượng trận đấu. Mọi hành vi câu giờ hay giảm nhịp độ đều hoàn toàn vô tác dụng. Có nằm sân lâu đến mấy hay lợi dụng thay người câu giờ thì cũng được tính hết. Nhờ vậy mà sức hấp dẫn và tính công bằng được đề cao.

Cakhiattv.com vừa giúp các bạn hiểu rõ hơn các quy định về thời gian bù giờ. Đây là điều cần thiết, vì trong bóng đá đã có không ít trường hợp xảy đến những bàn thắng đầy cảm xúc. Đừng quên tiếp tục theo dõi chuyên mục của chúng tôi để tìm hiểu thêm những kiến thức bóng đá thú vị.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *